Thông tin thị trường
Chia sẻ
Mục lục bài viết
Hiện nay, lưu kho là một giải pháp tối ưu được mọi vấn đề về việc lưu trữ nguồn hàng hóa lớn hay những mặt hàng tồn kho. Chi phí cho giải pháp này được gọi là phí lưu kho. Vậy chi phí lưu kho là gì? Các loại chi phí lưu kho trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng BoxGo khám phá 6 cách tính chi phí lưu kho thông dụng mà bạn nên biết trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo: Dịch vụ thuê khoChi phí lưu kho là loại phí phát sinh trong quy trình lưu trữ hàng hóa. Chi phí này bao gồm tất cả các loại phí dự trữ hàng hóa ở kho trong một khoảng thời gian định trước. Cách tính chi phí lưu kho được tính trên mỗi đơn vị hàng hóa lưu kho hoặc bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong 1 thời gian, chi phí thiệt hại, hư hỏng do hàng bị lỗi, chi phí thuế, chi phí bảo hiểm và phí đầu tư vào hàng tồn kho.
Muốn biết cách tính chi phí lưu kho, trước hết bạn cần tìm hiểu các loại chi phí lưu kho trong doanh nghiệp.
Cách tính này phù hợp với các loại hàng hóa có kích thước đồng bộ, lưu trữ theo kiện cố định. Khách hàng sẽ tự xếp hàng hóa của mình lên pallet, đóng gói rồi vận chuyển tới kho. Nhiều trường hợp, bên đơn vị sẽ chuyển hàng tới kho lưu trữ trước rồi mới chất lên pallet sao cho hợp lý nhất.
Ưu điểm của lưu kho theo pallet là hàng hóa gọn gàng và tính phí lưu kho dễ dàng. Theo đó, chi phí lưu trữ sẽ tính theo đơn vị pallet. Khách hàng lưu bao nhiêu sẽ trả khoản phí tương ứng. Nhiều bên lưu trữ hàng sẽ quy đổi pallet sang m2 hoặc m3. Hơn nữa, hàng hóa được cốđịnh chắc chắn trên pallet nên xe nâng dễ dàng bốc dỡ hàng hóa.
Thể tích được hiểu đơn giản là không gian mà hàng tồn kho chiếm trong kho, tính theo chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Thông thường lưu kho theo thể tích thì hàng hóa sẽ được xếp lên các ô kệ tiêu chuẩn: 5m3, 10m3,... Cách này giúp bên lưu trữ tiết kiệm không gian và khách hàng tiết kiệm chi phí.
Lưu ý nhỏ của lưu kho theo thể tích là bên phòng kế toán cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật không gian phát sinh mỗi tháng. Cách tính chi phí lưu kho theo thể tích (m3) cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy số mét khối nhân với đơn giá thuê kho theo 1 mét khối.
Đây là một trong những cách lưu trữ phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Không gian lưu trữ sẽ tính theo diện tích sàn của kho là chiều dài x chiều rộng. Phương thức này hợp với các loại hàng có kích cỡ lớn, gồ ghề, khối lượng lớn, không thể chất lên kệ như: tủ lạnh, máy móc nặng, đồ nội thất (tủ, giường, bàn ghế,...),...
Phí lưu trữ theo m2 thường cao hơn phí thuê kho m3. Ưu điểm là khách hàng được tự do, thoải mái sắp xếp hàng hóa trong không gian đã thuê với chiều cao nhất định. Việc xuất nhập hàng, thay đổi lượng hàng hóa linh hoạt mà không cần để tâm nhiều về chi phí không gian phát sinh. Bạn chỉ cần biết cách sắp hàng hóa hợp lý, tránh tạo khoảng không gian lãng phí, không sử dụng tới.
Cách tính chi phí lưu kho tự quản là mở rộng thuê kho theo m2. Kho có diện tích từ vài m2 tới vài trăm m2 theo đơn vị lưu trữ cung cấp, có không gian riêng, ổ khóa, vách ngăn,... Khách hàng có thể tùy ý sắp xếp hàng hóa. Phương thức này hợp với các doanh nghiệp lớn, muốn chủ động trong việc bố trí, quản lý, lưu trữ và thường xuyên nhập hàng.
Lưu kho tự quản phù hợp với hàng hóa có giá trị, cần bảo mật cao. Chi phí lưu kho được thỏa thuận giữa 2 bên theo diện tích kho và thời gian lư trữ. Tuy nhiên, phương thức này vẫn cần nhân sự cho quá trình giám sát, quản lý, nhập xuất hàng tồn kho.
Cách tính chi phí lưu kho theo từng thùng hàng tương đối đơn giản. Bên lưu trữ sẽ tính giá một thùng hàng dựa trên tổng số thùng rồi báo giá hợp lý sau cùng. Hình thức này phù hợp các kiện hàng được đóng gói chắc chắn hoặc bộ hồ sơ cần lưu trữ. Điều kiện của cách tính này là tất cả hàng hóa cần có khối lượng và kích thước tương đồng.
Hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh như máy móc,... là đối tượng đặc biệt. Chúng rất khó xác định diện tích, thể tích và quy đổi ra chi phí lưu kho cao. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, nhà lưu trữ cung cấp hình thức lưu kho theo số lượng hàng hóa. Cách tính chi phí lưu kho dễ dàng hơn và tính theo từng đơn vị hàng hóa.
Trên đây là 6+ cách tính chi phí lưu kho phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về các loại chi phí lưu kho và cách tính chi phí để áp dụng khi cần thiết nhé. Hãy liên hệ với BoxGo để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan
TOP công ty cho thuê kho bãi lưu giữ hàng hóa uy tín nhất
6 Loại chi phí vận hành kho mà doanh nghiệp phải biết
Các loại chi phí vận hành nhà kho mà doanh nghiệp cần quan tâm. Các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp giảm thiểu chi phí trong vận hành kho.
Doanh Nghiệp Nên Thuê Kho Ngoài Hay Tự Vận Hành Kho?
Đừng bỏ lỡ những ưu đãi hấp dẫn từ Boxgo